Diệt muỗi tại nhà để đề phòng dịch sốt xuất huyến đến sớm trong năm 2019

phòng tránh sốt xuất huyết tại nhà

Theo quy luật thông thường được các nhà nghiên cứu đưa ra, dịch sốt xuất huyết thường xuất hiện vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 hằng năm, đỉnh dịch thường rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, một điều đáng lo ngại là năm nay, dịch sốt xuất huyết đã xuất hiện dù chỉ mới tháng 3, và số ca mắc bệnh đang tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy người dân cần làm gì để diệt muỗi tại nhà khi dịch đang bùng phát sớm?

Diệt muỗi tại nhà luôn là vấn đề mà ai cũng quan tâm. Ngay từ khi muỗi xuất hiện trong nhà, hầu như gia đình nào cũng tìm cách tiêu diệt, xua muỗi… Bởi bị muỗi cắn vốn không dễ chịu chút nào, đặc biệt là còn dễ lây nhiễm các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, lý do vì đâu mà dịch sốt xuất huyết vẫn bùng phát hằng năm, và số ca mắc bệnh lại ngày một tăng khó kiểm soát?

Số xuất huyết tăng gấp 3 lần năm ngoái

Theo thống kê, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2019, chỉ tính riêng TP.HCM đã có hơn 6.700 ca mắc sốt xuất huyết, tăng 250% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong nhiều năm qua, dù đây là căn bệnh khá phổ biến, nhưng sốt xuất huyết cũng đã lấy đi tính mạng của rất nhiều người, do sự chủ quan của người dân trong việc phòng tránh cũng như điều trị bệnh.

diệt muỗi tại nhà

Số xuất huyết là dịch bệnh mà mỗi năm đều xảy ra ít nhất 1 lần. Cả người lớn và trẻ em đều có nguy cơ mắc bệnh. Bệnh sốt xuất huyết lây từ người bệnh sang người lành qua muỗi vằn Aedes aegypti hút máu. Do đó, việc diệt muỗi tại nhà, ở môi trường sống luôn được phổ biến rộng rãi trong cộng đồng. Vậy vì sao công tác phòng chống muỗi hằng năm đều được đề cao nhưng sốt xuất huyết vẫn luôn xuất hiện và bùng phát khó kiểm soát?

Đó là do nước ta có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm và nằm trong vùng lưu hành của muỗi Aedes. Ngoài ra, mật độ dân cư đông đúc, tốc độ đô thị hóa, xây dựng và phát triển hạ tầng nhanh làm tăng nguy cơ lây lan bệnh trong cộng đồng. Bên cạnh đó, người dân nước ta lại có tập quán tích trữ nước, tạo môi trường thuận lợi cho muỗi đẻ trứng. Đáng lưu ý, sự chủ động, phối hợp của người dân và các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng chống dịch SXH tại một số địa phương chưa cao, việc triển khai biện pháp phun hoá chất và diệt loăng quăng ở khu vực thành thị gặp nhiều khó khăn, không triệt để, nhiều địa phương gặp khó khăn về kinh phí.

Cần chủ động diệt muỗi tại nhà để phòng tránh sốt xuất huyết

Để bảo vệ gia đình khỏi bị sốt xuất huyết, người dân cần có ý thức hơn trong việc diệt muỗi tại nhà và phòng tránh bi muỗi đốt. Các biện pháp phòng tránh tại nhà đã được phổ biến rộng rãi rất nhiều lần trong cộng đồng như diệt lăng quăng; dọn dẹp các ao tù; nước đọng, đậy kín các vật dụng chứa nước; phát quang các bụi rậm quanh nhà để tránh muỗi trú ngụ; ngủ trong màn, mặc quần áo dài và sáng màu để tránh muỗi đốt.

diệt muỗi tại nhà

Ngoài ra, định kỳ vài tháng một lần, bạn nên phun thuốc diệt muỗi tại nhà cũng như các khu vực xung quanh nhà để tránh muỗi phát triển nhiều. Một trong những cách an toàn và hiệu quả mà bạn có thể diệt muỗi tại nhà đó là sử dụng dịch vụ của các đơn vị diệt côn trùng.

diệt muỗi tại nhà

Các đơn vị như Phương Hoàng có kinh nghiệm nhiều năm trong nghề. Đặc biệt là Phương Hoàng luôn sử dụng các loại thuốc diệt muỗi tại nhà có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Bộ Y Tế cấp phép sử dụng nhằm đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Bạn chỉ cần liên hệ với Phượng Hoàng, chúng tôi sẽ cử đội ngũ chuyên viên đến tận nhà để khảo sát thực tế, sau đó tư vấn hướng xử lý tốt nhất cho gia đình bạn. Bạn hoàn toàn không cần lo việc phun thuốc sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sống của gia đình.

Liên hệ:

Công ty TNHH Trừ Mối và Côn Trùng Phượng Hoàng

Hotline: 0906 932 254 – 0909075147

Trụ sở: 21/7 Nguyễn Ngọc Phương, P. 19, Q. Bình Thạnh.

Chi nhánh: E3/16B Thới Hòa, Ấp 5, Vĩnh Lộc A, Bình Chánh, HCM.

Facebook: https://www.facebook.com/CongTyDietMoiPhuongHoang/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCVUbgG17OZ5CScIDbRMkcUg

Diệt mối tận gốc

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

DMCA.com Protection Status