Loài Muỗi

Giới thiệu chung về muỗi

Muỗi đang hút máu người
Muỗi đang hút máu người

Muỗi – thuộc nhóm côn trùng bộ 2 cánh (Culicidae) gồm 1 cặp cánh vảy, 1 cặp cánh cứng, chân dài nghêu ngao. Muỗi giống đực chỉ hút nhựa của các thân cây và trái cây để sinh tồn, muỗi giống cái thì là loài chuyên hút máu của người, động vật để sinh trưởng.

Tác hại của muỗi đối với con người

Vào mùa mưa ở Việt Nam, muỗi phát triển mạnh mẽ nhất, đây cũng là nguyên nhân bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Theo các nhà côn trùng học, muỗi là loài động vật nguy hiểm số 1 trên hành tinh, xếp trên cả những loài động vật hoang dã, đầy hung dữ như cá mập trắng, cá sâu, sư tử, cọp… Bằng chiếc kim tiêm bé xíu trên đuôi, muỗi lan truyền hàng tá dịch bệnh, gây tử vong hàng triệu người mỗi năm.

Hàng ngàn trẻ em chết vì sốt xuất huyết mỗi năm
Hàng ngàn trẻ em chết vì sốt xuất huyết mỗi năm

Trên thế giới hiện tại tồn tại hơn 2,500 loài muỗi. Chúng thường xuyên quấy phá, gây khó khăn cho môi trường cũng như cuộc sống của con người. Không chỉ thế, những loài gia cầm, gia súc có giá trị kinh tế cao đối với con người cũng là mục tiêu tấn công của muỗi. Nguy hiểm hơn, có một vài loài muỗi là vật chủ trung gian truyền dịch bệnh giữa người với người, hay động vật sang người. Muỗi là nguyên nhân phát tán một số căn bệnh hiểm nguy cho con người: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não,

Vòng đời của muỗi

Vòng đời của muỗi
Vòng đời của muỗi

Trải qua 3 giai đoạn từ Trứng (eggs) -> ấu trùng bọ gậy hay lăng quăng (larva) -> nhộng (pupa)  -> muỗi trưởng thành (adult).

Trứng – Muỗi hạ sinh hàng trăm trứng thành từng mảng trên mặt nước. Thường thì trong vòng 36 tiếng, trứng sẽ nở thành bọ gậy. 1 cá thể muỗi cái thường hay cách 3 ngày thì đẻ 1 đợt trứng.

Lăng quăng hay còn gọi là bọ gậy
Lăng quăng hay còn gọi là bọ gậy

Bọ gậy (lăng quăng) – Sống ở dưới nước nhưng thông qua ống thở chúng thở bằng không khí trên mặt nước. Tuy theo nhiệt độ môi trường nước, bọ gậy sẽ tồn tại khoảng 8 – 15 ngày. Trong quá trình sinh trưởng, bọ gậy có thể lột xác khoảng 4 – 5 lần, cơ thể chúng sẽ dần phát triển về kích thước sau mỗi lần lột xác.

Nhộng ngoi lên mặt nước thành muỗi trưởng thành
Nhộng ngoi lên mặt nước thành muỗi trưởng thành

Nhộng – Mất khoảng 3 ngày để phát triển từ nhộng sang muỗi trưởng thành. Lúc này, nhộng sẽ không có nhu cầu hấp thụ bất kỳ chất dinh dưỡng nào.

Chậu lăng quăng
Chậu lăng quăng đến cả tỷ con thì trở thành muỗi sẽ nguy hiểm như thế nào?

Muỗi trưởng thành – Sau 3 ngày nằm bất động, mỗi con nhộng sẽ biến thành 1 cá thể muỗi với cấu tạo cơ thể hoàn chỉnh. Sau khi thoát khỏi vỏ bọc nhộng, muỗi sẽ đậu trên mặt nước 1 thời gian để phơi nắng, làm nóng cơ thể, các hoạt động của cơ 2 bên cánh dần trở nên rắn chắc hơn, sẵn sàng cho những chuyến bay dài bất tận vào thế giới tự nhiên.

Các dịch bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra

Bệnh nhân bị sốt rét
Bệnh nhân bị sốt rét

Sốt rét – Loại dịch bệnh có nguy cơ tử vong khá cao này bắt nguồn từ 1 loài ký sinh trùng được muỗi A-no-phe-les lây truyền sang con người. Máu người là môi trường lý tưởng nhất để loài ký sinh trùng này phát triển và sinh trưởng. Khoảng 7 – 10 ngày sau khi bị muỗi A-no-phe-les tấn công, con người sẽ bắt đầu cảm nhận được một số triệu chứng phát bệnh gồm: lúc lạnh lúc sốt, đầu đau, cơ thể mệt mỏi (hơi giống triệu chứng của bệnh cảm cúm thông thường nên rất khó phân biệt). Bệnh sốt rét rất thường hay gặp ở những vùng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới hay cận nhiệt đới. Việt Nam cũng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch sốt rét.

Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết – Loại bệnh truyền nhiệm tốc độ chóng mặt này do vi-rút Dengue là thủ phạm. Và muỗi là loài vật chủ trung gian truyền bệnh từ người đã nhiễm sang người bình thường. Loài muỗi Aedes aegypti là tác nhân chính gây ra việc lan truyền độc hại này. Đặc điểm dễ nhận biết của căn bệnh này là sốt dài ngày, xuất huyết ngoài da và thoát huyết tương, dẫn đến rối loạn máu đông, giảm độ tuần hoàn máu của cơ thể, để lâu sẽ dẫn đến tử vong.

Viêm não – Xuất phát điểm từ 1 loài vi-rút cá biệt được truyền sang người bởi muỗi  Aedes / Culiseta. Nếu đã mắc phải bệnh này, người bệnh sẽ có những dấu hiệu như là sốt cao ngày đêm, cổ cứng, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, ói mửa, hay buồn ngủ, dễ bị kích động.

Cách phòng trừ và diệt muỗi

Muỗi phát triển mạnh mẽ ở các khu vực ao tù, cống rãnh, nước đọng từ các loại phế liệu xung quanh nơi con người sinh sống,… Cộng với khí hậu nóng ẩm đặc trưng của Việt Nam cũng là điểm cộng cho quá trình sinh trưởng của muỗi.

Phá hủy môi trường sống của muỗi – Chúng ta phải thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh môi trường sạch sẽ. Thu hẹp môi trường sinh sống của muỗi bằng những biện pháp như: nạo vét cống rãnh, vũng nước tồn đọng, phát quang bụi rậm, cọ rửa sạch sẽ lu, bình chứa nước để diệt sạch trứng muỗi bám trên thành hồ, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng,…

Dùng cửa lưới chống muỗi – 1 trong những biện phát rất hiệu quả để ngăn chặn muỗi xâm nhập vào nhà. Thiết lập lưới chống muỗi ở các lỗ thông gió, cửa sổ. Thường xuyên dọn dẹp các khu vực ẩm ướt xung quanh nhà, dùng bột vôi trải đều ở những nơi ẩm thấp để diệt tận gốc bọ gậy,…

Giăng mùng, màn – Đêm xuống, gia đình chúng ta nên ngủ trong mùng, che kín bốn góc. Việc này sẽ giúp gia đình,trẻ nhỏ trong nhà đảm bảo được giấc ngủ ngon, không bị muỗi quấy rầy. Biện pháp này không ảnh hưởng môi trường, hiệu quả kinh tế, hữu dụng trong quãng thời gian dài

Phun thuốc diệt muỗi (phun tồn lưu/phun không gian) – Dùng các hóa chất, thuốc phòng diệt muỗi chuyên dụng vào những nơi ẩm thấp, tối tăm trong nhà bạn như: gầm giường, ngóc ngách tối tăm sau nhà, kẽ tủ quần áo, gầm tủ,… Phun thêm thuốc diệt muỗi ở khu vực sân vườn, ao tù, nơi nghi ngờ muỗi có thể đẻ trứng, bọ gậy phát triển.

Nhang phòng muỗi – Kết hợp thêm các loại nhang trừ muỗi đang có mặt trên thị trường để hạn chế sự tung hoành của muỗi trong nhà bạn. Lưu ý nên để nhang muỗi xa tầm với của trẻ em.

Trồng cây đuổi muỗi – Hiện nay, Phượng Hoàng đã tìm ra một số loài cây có tác dụng đuổi muỗi vô cùng hiệu quả, vừa bảo vệ môi trường, tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn như: sả, húng thơm, hương thảo, hoa cục vạn thọ, lá cây bạc hà,…

Thả cá vào bể nước – Ở phương diện sinh học, chúng ta có thể thả cá vào ao hồ, thùng chứa nước, bể chứa nước sinh hoạt để chúng ăn phần nào lượng lăn quăn đang tồn tại trong nước. Thùng nước, bể chứ nước sinh hoạt cần phải đậy kín để không cho muỗi tiếp cận. Đây cũng là một phương pháp diệt muỗi có hiệu quả thực tiễn khá cao.

Hãy thường xuyên tham khảo trên trang congtydietmoi.com.vn để cập nhật những tin tức, mẹo hay diệt và phòng chống muỗi tốt nhất.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *